Thứ Bảy, 1 tháng 1, 2011

http://giadinh.net.vn/20101231035428789p0c1003/hoang-thao-loi-don-ve-toi-nhieu-lam.htm

Thứ bảy, 01/01/2011, 09:13(GMT+7)

Hoàng Thảo: "Lời đồn về tôi nhiều lắm"

GiadinhNet - Từng là một diễn viên quen mặt của nhiều bộ phim truyền hình miền Bắc, nhưng gần đây Hoàng Thảo đã quyết định Nam tiến.

Vai diễn vua Lê Long Việt trong phim “Khát vọng Thăng Long” mới đây đã đánh dấu sự quay trở lại của Hoàng Thảo sau thời gian dài vắng bóng. Tất nhiên, ngày trở lại, Hoàng Thảo đã có rất nhiều điều để nói.
Tôi run lắm!!!

Xuất thân là diễn viên của các bộ phim truyền hình thời hiện đại. Anh cảm thấy thế nào khi lần đầu tiên được vào vai một nhân vật lịch sử là vua Lê Long Việt trong bộ phim "Khát vọng Thăng Long"?

- Tôi bắt đầu nghiệp diễn viên từ năm 2002, với các vai diễn trong các bộ phim như: Xứ sở kỳ lạ, Lòng mẹ, Mùa lũ xoáy, Đi về phía mặt trời, Nhịp xòe hoa... nhưng đây là lần đầu tiên tôi đóng phim lịch sử. Phải nói, khi nhận kịch bản tôi cảm thấy khá run vì đây là một bộ phim quan trọng, sẽ chiếu vào dịp đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội.

Bởi thế, khi nhận kịch bản tôi đã phải tìm hiểu, nghiên cứu... nhân vật rất kỹ. Tôi trăn trở mãi tìm cách làm sao thể hiện được thần thái, cốt cách của vị vua một cách chân thật và hiệu quả nhất. Đây là dạng vai không thể diễn phá cách như những dạng vai khác được vì đã nói đến lịch sử thì cần sự chân xác. Lần đầu tiên làm phim lịch sử, thuận lợi lớn nhất đối với tôi là không phải tự lo phục trang cho mình như những bộ phim trước.
Diễn viên Hoàng Thảo (bìa trái) trong một cảnh quay của phim "Khát vọng Thăng Long". Ảnh: TL
Theo dõi bộ phim thấy vua Lê Long Việt mới lên làm vua được 3 ngày thì bị giết, do đó sự xuất hiện của anh trong bộ phim này cũng rất ngắn ngủi. Có vẻ như anh không khó khăn lắm để thể hiện vai diễn này?

- Làm phim điện ảnh khác rất nhiều so với phim truyền hình, một cảnh quay thôi cũng đã mất cả một ngày rồi. Để có được những thước phim đẹp để mọi người được xem thì không hề dễ một chút nào. Chẳng hạn, phân đoạn vua Lê Long Việt bị ám sát trên cầu thời gian chỉ 2 phút thôi nhưng cảnh quay đó phải mất hơn một tuần mới xong. Vì đó là những cảnh quay rất khó, đòi hỏi tất cả các diễn viên phải kết hợp ăn ý với nhau một cách chính xác nhất. Nhưng cũng phải kết hợp diễn nội tâm và hình thể sao cho hợp lý chứ không thể chỉ chú trọng một yếu tố nào đó duy nhất được. Tôi và mọi người còn thức trắng đêm để phục vụ cho rất nhiều cảnh quay khác nữa.
Nếu đó là ánh hào quang giúp mọi người "sáng" và "đẹp" hơn trong cuộc đời thì tại sao không theo. Ca hát cũng có gì đâu là xấu để mọi người phải ngần ngại khi đến với nó.
Với tôi, đơn giản chỉ là một lối rẽ để thử sức mình, nếu thực sự có duyên tôi sẽ cân bằng giữa việc diễn và việc hát. Còn nếu không đủ duyên để đến với nó lâu dài tôi sẽ vẫn là một diễn viên với một số nghề tay trái khác.
Cuộc sống bây giờ không như thế sẽ không thể nào tiến triển được.
Bộ phim nói về một thời kỳ lịch sử của Đại Cồ Việt (ở miền Bắc) nhưng các vai chính như Lý Công Uẩn, vua Lê Long Đĩnh, Thái hậu Dương Vân Nga… đều do các nghệ sĩ phía Nam đảm nhiệm. Anh có thấy đạo diễn Lưu Trọng Ninh đã quá khắt khe với diễn viên miền Bắc?

- Đúng là đạo diễn Lưu Trọng Ninh hơi khắt khe. Trong quá trình làm việc anh đòi hỏi rất cao về tính nghệ thuật cũng như khả năng diễn xuất của tất cả các diễn viên. Và có lẽ đây không phải là bộ phim duy nhất anh làm như thế. Nhưng chính vì lẽ đó mà tất cả các bộ phim anh làm đều được đánh giá cao về tất cả mọi mặt.

Còn ý bạn nói "Sao phim “Khát vọng Thăng Long” lại nhiều diễn viên miền Nam còn miền Bắc thì ít phải không?".
Có lẽ đó là sự lựa chọn của anh Ninh cho những người hợp vai và có khả năng làm được tốt vai diễn đó. Tôi không hề cảm thấy bị áp lực khi làm việc với đạo diễn Lưu Trọng Ninh chút nào.

Trong đoàn phim, thân nhất với Đình Toàn

Nghe nói, trong thời gian đóng phim, anh và diễn viên Đình Toàn (người vào vai vua Lê Long Đĩnh) thân thiết quá mức bình thường khiến trong đoàn phim có không ít lời vào ra. Anh nói gì về điều này?

- Tôi nghĩ là ở đây có sự hiểu lẫn nào đó. Tôi chơi với mọi người trong đoàn phim vui vẻ và bình đẳng chứ không thân thiết hẳn với ai. Tất nhiên, cũng có những người tôi thường xuyên nói chuyện riêng với họ qua điện thoại như: Đình Toàn, Ngọc Ngoan, Leon... nhưng cũng không thân thiết đến quá mức như mọi người nghĩ đâu. Tôi thừa nhận là trong đoàn phim, thân nhất với Đình Toàn là Ngọc Ngoan vì hai người có rất nhiều phân đoạn phải diễn cùng nhau nên họ thân là đương nhiên rồi.
Diễn viên Hoàng Thảo và diễn viên Chiều Xuân. Ảnh: P.V
Nhưng có người nói rằng, trước đây, Hoàng Thảo cũng có không ít lời xì xào về giới tính?

- Lời đồn về tôi thì nhiều lắm mặc dù tôi không phải là "sao" như nhiều diễn viên khác. Và sau nhiều lần nghe được những lời đồn đó, tôi rút ra cho mình được một bài học, đó là dường như nam diễn viên trẻ nào có ngoại hình thư sinh một chút là có thể bị người ta nghi ngờ về giới tính lắm. Giờ thì tôi quen với những dạng nghi ngờ như thế nên không cảm thấy bức xúc hay ấm ức gì nữa.
Dấn thân theo nghiệp diễn viên đã được một thời gian khá dài, anh suy nghĩ gì về sự phức tạp của nghề này?

- Trong cuộc sống có rất nhiều sự phức tạp không riêng gì nghề diễn đâu, nghề nào cũng có sự buồn, sự vui, vất vả và hạnh phúc... Cho nên đòi hỏi người làm nghề phải có một bản lĩnh nhất định. Không nói ra thì ai cũng biết, nghệ thuật là một lĩnh vực đặc thù, nó là công việc đòi hỏi phải tiếp xúc nhiều, "va chạm" nhiều (va chạm theo nghĩa đen và nghĩa bóng)... nên không thể tránh được sự sa ngã.
Có thể, để có được vai diễn này, một người diễn viễn không tài năng sẽ phải đánh đổi một thứ gì đó hoặc chấp nhận một điều kiện gì đó từ phía những người có quyền "tối cao". Nhưng chuyện đó hy hữu lắm, không nhiều và không phổ biến.

Các đại gia “thế giới thứ 3” không cất công giăng bẫy đâu!

So với nghề người mẫu thì nghề diễn viên ít cạm bẫy hơn nhưng không phải là không có. Một người đẹp trai, khéo ăn khéo nói như anh đã bao giờ bị "dính bẫy" của một đại gia nào đó chưa?

- Tôi không đẹp trai đến mức khiến các đại gia thuộc “thế giới thứ 3” phải cất công giăng bẫy đâu (cười). Nói thế thôi chứ một người mới vào nghề như tôi để tiến thân được trong nghề không dễ. Nhưng tôi không bao giờ cho phép mình đánh đổi phẩm giá và danh dự để có những bước tiến trong nghề. Tôi làm nghề bằng khả năng và tâm huyết của mình nên tôi đi lên bằng bàn tay và khối óc, đó là điều tôi đã xác định ngay khi mới bước chân vào nghề.

Còn việc xem phim, khán giả thấy yêu nhân vật sau đó tìm gặp tôi, ngỏ lời mời tôi đi ăn, đi uống... thậm chí đi vũ trường này nọ thì không thiếu. Tôi biết, họ cần cơ hội để thể hiện tình yêu của mình đối với diễn viên nên tôi không thể không cho họ cơ hội. Thế nhưng, tôi vẫn luôn ý thức được giới hạn của mình và không cho phép mình đi quá. Hoặc nếu có quá một chút thì cũng phải biết tự sửa đổi lại mình.
Hoàng Thảo (thứ ba từ phải sang) và các diễn viên trong buổi ra mắt bộ phim “Khát vọng Thăng Long”. Ảnh: P.V
Từng tham gia nhiều bộ phim, với anh vai diễn nào để lại trong mình nhiều ấn tượng nhất?

- Đó là vai Duy trong "Đi về phía mặt trời" của đạo diễn Lưu Trọng Ninh. Đây là vai phản diện đầu tiên của tôi nên nó đã để lại trong tôi rất nhiều cảm xúc. Duy là một chàng trai yêu say đắm một cô gái (do Lã Thanh Huyền thủ vai) nhưng tình yêu này chỉ là tình yêu một phía. Để có được tình yêu, Duy đã mù quáng đến mức làm nô lệ cho tình yêu và chấp nhận bất kỳ điều gì cô gái yêu cầu. Cũng có lúc cơn ghen lên đến tột đỉnh Duy dám dùng dao để đâm tình địch của mình. Rất may cuối cùng thì Duy cũng ngộ ra và trở lại với con người thật của chính mình.
Đã có một vị trí khá vững chắc ở Nhà hát kịch Việt Nam nhưng rồi li bỏ ngang để "vác" nghiệp diễn vào Nam. Anh Nam tiến với kỳ vọng gì trong đó?

- Tại tôi thấy phương Nam có nhiều cơ hội cho tôi tỏa sáng. Đó là mảnh đất màu mỡ mà nhiều ca sĩ, diễn viên, người mẫu... nhắm tới chứ không riêng tôi. Tất nhiên, khi quyết định vào Nam tôi cũng đã cân nhắc rất nhiều và hy vọng là mình sẽ có cơ hội nhiều hơn với điện ảnh, với sân khấu.
Nhưng hình như sau nhiều tháng ngày vật lộn với nắng gió phương Nam thì hình như anh vẫn chưa có được một vai diễn nào cho "ra tấm ra món"?

- Cái gì cũng cần phải có thời gian. Tôi không thuộc dạng người tham vọng tới mức cái gì cũng phải đạt cho bằng được. Tôi thích sống với nhịp sống chậm nhưng khi vào việc lại đạt hiệu quả cao. Tôi nghĩ, thời gian này tôi đang dành cho việc sáng tác kịch bản nhiều hơn. Và tôi cũng đang thử tập tành thử sức thêm ở lĩnh vực ca nhạc để xem mình sẽ làm được đến đâu.
Có vẻ như anh cũng như rất nhiều nam MC, người mẫu, diễn viên… gần đây, khó mà cưỡng lại được sức cám dỗ của ánh hào quang âm nhạc?

- Nếu đó là ánh hào quang giúp mọi người "sáng" và "đẹp" hơn trong cuộc đời thì tại sao không theo. Ca hát cũng có gì đâu là xấu để mọi người phải ngần ngại khi đến với nó. Với tôi, đơn giản chỉ là một lối rẽ để thử sức mình, nếu thực sự có duyên tôi sẽ cân bằng giữa việc diễn và việc hát. Còn nếu không đủ duyên để đến với nó lâu dài tôi sẽ vẫn là một diễn viên với một số nghề tay trái khác. Cuộc sống bây giờ không như thế sẽ không thể nào tiến triển được.

- Xin cảm ơn anh về cuộc trò chuyện!

Hà Tùng Long

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét